Cẩm nang sức khỏe

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Bệnh tiểu đường hay chúng ta vẫn thường gọi là bệnh đái tháo đường. Là hiện tượng rối loạn chuyển hoá không đồng nhất trong cơ thể của người bệnh. Biểu hiện là lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Đây là bệnh không nguy hiểm, nhưng một khi biến chứng sảy ra người mắc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cách điều trị cũng như trong cuộc sống.

Vậy nguyên nhân của bệnh là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Và gồm các loại tiểu đường nào bạn cần chú ý? Sau đây Healthymart sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản để bạn nắm rõ thêm nhé.

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Cách phân biệt các loại bệnh tiểu đường hiện nay

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 hay thường gọi là tiểu đường phù thuộc insulin. Là bệnh lý thường gặp thanh thiếu niên, kể cả trẻ em. Lí do là tuyến tuỵ người bệnh sản xuất ít hoặc không có hormone insulin để chuyển hoá đường công cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Nên người bệnh phải điều trị suất đời bằng cách cung cấp nguồn insulin từ bên ngoài vào cơ thể.

Bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong việc phát hiện các loại bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1. Bởi những biểu hiện không rõ ràng của bệnh. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau bạn nên chú ý:

  • Khô miệng, khát và uống nhiều nước. Tần xuất đi tiểu cao hơn 7 lần/ ngày, thậm chí đái dầm.

  • Thường xuyên đói và ăn nhiều. Nhưng lại giảm cân trầm trọng.

  • Cơ thể mệt mỏi hay cấu gắt.

  • Nặng hơn là : thường xuyên thở nhanh, đau bụng kèm nôn, điểm nhìn mờ dần…

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 còn gọi là đái tháo đường tuýp 2.  Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Những người ít vận động, béo phì hoặc thường xuyên stress, hay sử dụng các chất có hại cho sức khoẻ như bia rượu, thuốc lá… sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh xảy ra do sự rối loạn chuyển hoá, các tế bào cơ, tế bào gan, mỡ kháng lại insulin nên đường glucose không thể di chuyển qua tế bào để cung cấp năng lượng, glucose bị ứ lại trong máu quá cao, gây ra hiện tượng tăng đường huyết. 

Ngoài những dấu hiệu giống như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 còn có thêm một số biểu hiện sau bạn không nên bỏ qua: 

  • Các vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.

  • Đau và tê bì chân hoặc tay.

  • Các vùng da trên cơ thể, các vị trí nếp gấp cổ hay nách, cổ tay hay cổ chân bị sạm đen dần. 

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Tiểu đường tuýp 3

Tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường não). Bệnh thường gặp ở các phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24 của thai kỳ. Bệnh do hàm lượng hormone insulin trong cơ thể và ở não thấp hơn bình thường, dẫn đến lượng đường trong máu dư. Sức đề kháng và các hoạt động nhận thức suy giảm…

Với những dấu hiệu trùng với các loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tiểu đường tuýp 3  có các dấu hiệu riêng sau bạn nên lưu tâm : 

  • Hay thức giấc và đi tiểu giữa đêm.

  • Thay đổi tính cách, tâm lí bất ổn.

  • Thường xuyên nhớ trước, quên sau.

  • Mất khả năng suy luận.

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Nguyên nhân nào sẽ khiến bạn mắc các loại bệnh tiểu đường

Theo từng đối tượng mà nguyên nhân mắc các loại bệnh tiểu đường sẽ khác nhau:

Nguyên nhân khách quan

Thanh thiếu niên dưới 20 tuổi và trẻ nhỏ (Tiểu đường tuyp 1). Bệnh diễn ra bởi tế bào beta của tuyến tuỵ bị tấn công, khiến lượng insulin không thể sản sinh hoặc sản sinh ra ít. Không thể điều hoà lượng đường trong máu tới các cơ quan trong cơ thể. Dẫn đến lượng đường huyết tăng cao trên hạn mức cho phép. 

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra lí do tại sao tuyến tuỵ lại bị phá huỷ như vậy. Mà chỉ tạm kết luận rằng lối sinh hoạt không phải là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1. Nguyên nhân phỏng đoán chỉ có thể là di truyền hoặc môi trường sống của người bệnh. 

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Tiểu đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ mang thai thường phát hiện ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do insulin không chỉ được sản xuất ở tuyến tuỵ mà lượng hormone này còn được sinh ra tại não. Tại vùng đó tế bào não sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến người bệnh gặp vấn đề về trí nhớ. Với số lượng ít insulin được sản xuất, đã không đủ nhân lực để vận chuyển lượng đường đi nuôi các tế bào của cơ thể. Lựơng đường ứ lại trong máu và tăng đường huyết.

Nguyên nhân chủ quan

Có nhiều nguyên nhân khởi phát bệnh tiểu đường cho người trưởng thành và người cao tuổi( tiểu đường tuyp 2). Trong đó đa số bệnh là do ăn uống không lành mạnh, lười vận động hoặc do tình trạng thừa cân bên cạnh đó phần trăm ít là do yếu tố di truyền gây nên.

===> Xem thêm: Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Bạn nên phòng tránh các loại bệnh tiểu đường như thế nào?

Mặc dù cả nghành y học đã và đang rất cố gắng nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị hoàn toàn cho các loại bệnh tiểu đường. Nên những người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Chế độ dinh dưỡng 

  • Người bệnh nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày, ăn vừa đủ no.

  • Ăn với chế độ nhiều dinh dưỡng giàu chất sơ như : rau củ luộc, hấp . các loại hoa quả có màu đậm.

  • Hạn chế thức ăn có lượng tinh bột cao như cơm, khoai, bột mì…

  • Tránh các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, bánh kem, nước ngọt…

  • Giảm tối thiểu các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tay chiên, humburger…

  • Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu hay thuốc lá.

Các Loại Tiểu Đường - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Chế độ tập luyện

  • Duy trì tập thể dục mỗi ngày (ít nhất từ 30 đến 45 phút).

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định.

  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

  • Suy nghĩ tích cực.

Điều trị

  • Kiểm tra đường huyết đúng thời gian quy định.

  • Sử dụng thuốc đúng trị định của bác sĩ. 

  • Tái khám đúng định kỳ.

  • Báo cho bác sĩ và hỏi ý kiến khi lượng đường lên cao một cách đột ngột.

  • Đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi họ bị co giật hay bất tỉnh.  

Hy vọng rằng với những thông tin trên chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc “có mấy loại bệnh tiểu đường” của bạn. Từ đó giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này cũng như có giải pháp tốt nhất để phòng tránh và có hướng giải quyết tốt nhất cho bạn và người thân khi có biểu hiện của bệnh.

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939