Cẩm nang sức khỏe

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Bệnh tiểu đường có chữa được không luôn là câu hỏi được sự quan tâm rất lớn của các bệnh nhân, đây cũng là nỗi trăn trở của đội ngũ y bác sĩ. Với sự phát triển của y học ngày nay, một tín hiệu đáng mừng cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không phụ thuộc phần nhiều vào việc điều chỉnh lối sống của người bệnh.

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Vậy bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là căn bệnh rối loạn chuyển hoá đường glucose trong máu làm cho mức đường huyết cao hơn bình thường. Điều này làm cho đường tích tụ tăng dần trong máu và gây ra biến chứng có hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. bên cạnh yếu tố di truyền thì nguyên nhân chủ yếu là do lối sống tĩnh tại, ít vận động cùng với việc ăn uống thiếu khoa học, dư thừa năng lượng dẫn tới mức đường huyết tăng cao. Ngoài ra việc thường xuyên chịu áp lực công việc,  tinh thần căng thẳng, stress…cũng là nguyên nhân làm cho tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng nhiều.

Bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Lượng đường huyết tăng cao gây ra tổn thương mạch máu và hệ thần kinh, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Biến chứng về mắt

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về mắt như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, thậm chí có thể mù loà nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt, người bệnh có thể khôi phục thị lực phần nào và tránh khỏi nguy cơ mù loà vĩnh viễn.

Biến chứng về thận

Đường huyết cao gây tổn thương các mao mạch ở cầu thận, làm cho thận bị xơ hoá và giảm khả năng lọc chất thải, gây suy thận.

Biến chứng bàn chân

Tỷ lệ nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta, biến chứng bàn chân là nguyên nhân chính dẫn đến việc cắt cụt các chi ở người đái tháo đường. Tính trên toàn thế giới, cứ 30 giây lại có một bệnh nhân bị đoạn chi vì biến chứng này.

Biến chứng tim mạch

Hàm lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng ở xung quanh tim, dẫn đến tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Biến chứng thần kinh

Bện tiểu đường dẫn đến tổn thương thần kinh, người bệnh có thể gặp các vẫn đề như tê bì, châm chích tay chân, đau, ngứa ran trên ngón tay và gây cảm giác buồn nôn…

Ngoài ra người bệnh còn gặp các biến chứng như trên da như nhiễm trùng, vết thương lâu lành…

Nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kiểm soát được đường huyết và hạn chế tối thiểu các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể sống chung với bệnh một cách vui vẻ.

===> Xem thêm: 7 Dấu Hiệu Tiểu Đường Giúp Bạn Bắt Bệnh Chính Xác

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Nếu trong gia đình bạn có người thân chẳng may bị mắc bệnh tiểu đường hoặc thậm chí chính bạn là bệnh nhân của đái tháo đường thì chắc chắn sẽ luôn băn khoăn, lo lắng và có những câu hỏi như bệnh tiểu đường có chữa được không? Bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào? Làm cách nào để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả?…

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Câu trả lời cho thắc mắc “bệnh tiểu đường có chữa được không?” thì cho đến thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với tiến bộ của y học đã tìm ra nhiều loại thuốc có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Người bệnh cần kiên trì điều trị bằng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống sẽ đạt kết quả tốt hơn mỗi ngày.

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bện đái tháo đường được điều trị bằng nhiều phương pháp, điều chỉnh lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, theo dõi đường huyết thường xuyên là điều cần thiết đển kiểm soát hiệu quả bất kể bạn bị đái tháo đường loại nào.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

  • Chế độ ăn: tăng cường chất xơ, hạn chế chất béo, giảm lượng đường và tinh bột.
  • Tăng cường vận động: duy trì vận đông 30-45 phút mỗi ngày với những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, bơi lội, đạp xe… ít nhất 5 ngày mỗi tuần và không nghỉ tập 2 ngày liên tiếp.
  • Kiểm soát cân nặng: cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18- 23 với nữ và 20-25 đối với nam.
  • Giảm căng thẳng: cần tập cách thư giãn mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng, bỏ thuốc lá, đi ngủ đúng giờ cũng là biện pháp tốt để loại bỏ stress, giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đối với bệnh tiểu đường, người bệnh phải chấp nhận sống chung với thuốc. Cần tuân thủ đúng liều và đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ, để đạt hiệu quả điều trị tối đa cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Trong quá trình dùng thuốc người bệnh không tự ý bỏ liều hay đổi thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng lạ nào cần báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát đường huyết hiệu quả dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh Tiểu Đường Có Chữa Được Không?

Với mức độ thống kê tỷ lệ dân số mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và trẻ hoá, trong giai đoạn hiện tại, bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Điều cần thiết nên làm là cần giữ cho mình lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm thiểu mức độ mắc bệnh cũng như hạn chế được các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939