Cẩm nang sức khỏe

Bệnh Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh khá phổ biến và xất hiện ở người trẻ ngày càng nhiều. Bệnh thường diễn biến thầm lặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể kiểm soát đường huyết và sống chung với bệnh một cách vui khỏe.

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay Đái tháo đường là một bệnh mạn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân thường do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.

Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không tự chuyển hóa các chất bột đường được bổ sung từ thực phẩm bạn ăn hàng ngày thành năng lượng, từ đó gây ra hiện tượng tích tụ đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao thời gian dài làm gia tăng nguy cơ tim mạch, các biến chứng ở mắt, thận và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Tùy vào đặc điểm bệnh lý tiểu đường mà có các loại: tiểu đường typ 1, tiểu đường typ 2 và tiểu đường thai kỳ.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

1. Tiểu đường tuýp 1

Đối với đái tháo đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin),  đặc trưng bởi hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy, khiến insulin không được sản xuất, làm glucose không vận chuyển được vào tế bào để sinh năng lượng, kết quả gây ùn ứ đường trong máu. người bệnh phải sử dụng insulin nhân tạo từ bên ngoài. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và người dưới 30 tuổi.

Nguyên nhân chính của đái tháo đường typ 1 thường do di truyền, trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Hệ miễn dịch suy giảm cũng gây nên đái tháo đường typ 1, khi đó các tế bào bạch cầu sẽ tấn công tế bào bê ta của tuyến tụy, làm chúng mất dần khả năng sản xuất insulin trong cơ thể.

2. Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin), do cơ thể sản xuất được insulin nhưng lại không chuyển hóa được glucose. Hơn 90% người bị tiểu đường trên thế giới thuộc tuýp 2.

Đối với đái tháo đường tuýp 2, yếu tố di truyền hoặc lối sống không cân bằng, thừa cân béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh lý tiểu đường.

3. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường

  • Thừa cân
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Trên 45 tuổi
  • Mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, cholesterol cao..

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thời gian đầu thường không có biểu hiện rõ rệt, thậm chí không có triệu chứng gì. Đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng hoặc có nhiều biến chứng.

1. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 1 thường khởi phát nhanh và triệu chứng rầm rộ. Điển hình là 4 triệu chứng rõ rệt:

  • Ăn nhiều
  • Khát nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Sụt cân nhiều

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

2. Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 diễn tiến chậm và dấu hiệu thường mờ nhạt. Bạn có thể được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi đi khám bác sĩ do các bệnh khác, khi xét nghiệm máu hoặc thăm khám tổng quát…

Dấu hiệu đái tháo đường type 2 thường có các triệu chứng như tuýp 1 như nhanh đói, thường xuyên khát, đi tiểu nhiều và sụt cân nhanh không rõ lý do. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như nhìn mờ, nhiễm trùng, vết thương, vết loét lâu lành..

3. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn trong khi mang thai (khoảng 3 tháng giữ hoặc 3 tháng cuối thai kỳ), mà trước đó bệnh nhân chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường ngắn hạn và hết khi kết thúc giai đoạn thai kỳ.

Tuy nhiên tỷ lệ mắc lại đái tháo đường về sau ở phụ nữ bị tiểu đường giai đoạn thai kỳ thường cao hơn người khác. Vì vậy cần có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm thiểu tình trạng bị đái tháo đường trong tương lai.

Điều trị bệnh tiểu đường

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng quan trọng hơn hết là việc cải tạo lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên theo dõi đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tật.

  • Đối với tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân sẽ điều trị bằng insulin mỗi ngày trong suốt thời gian còn lại. Nó sẽ thay thế lượng insulin mà cơ thể không tự sản xuất. Tùy vào thời gian tác dụng mà insulin được chia làm 4 loại: insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng ngắn, insulin tác dụng trung bình và insulin tác dụng dài.
  • Đối với tiểu đường tuýp 2, cần kết hợp dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết dạng uống theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể được cân bằng, cùng với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục, theo dõi đường huyết thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm, vì vậy việc hát hiện sớm (bằng cách đơn giản là kiểm tra đường huyết) là điều cực kỳ quan trọng để kiểm soát được bệnh một cách tối ưu.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dục: có thể duy trì thói quen đi bộ 30-45 phút mỗi ngày và không dưới 5 ngày/ tuần.
  • Hoạt động và nghỉ ngơi đều độ.
  • Chế độ ăn phù hợp: giảm lượng đường và tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế dầu mỡ động vật..

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc theo chỉ định, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục hợp lý. Cùng với việc kiểm tra đường huyết thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó có thể dùng thêm sản phẩm bổ sung để duy trì đường huyết ổn định và giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường.

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939