Cây Thì Là và bài thuốc chữa trào ngược dạ dày
Cây Thì Là vốn là một loại thảo mộc thơm có nguồn gốc từ các nước giáp bờ biển Địa Trung Hải. Hương vị của Thì Là cũng thơm như của hồi hoặc cam thảo. Lá, thân...
-10%1,300,0001,170,000đ
-10%1,650,0001,485,000đ
-10%3,250,0002,925,000đ
-10%3,450,0003,105,000đ
-10%3,570,0003,213,000đ
Cỏ Mực có cây thân thảo, 1 năm cao 10 – 60 cm. Thân có màu lục, đôi khi hơi đỏ tìm, có lông. Lá mọc đối, hẹp, dài 3 – 10 cm, rộng 0,5 – 2,5cm, có lông ở cả hai mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, tập hợp thành đầu ở nách lá hoặc đầu cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa.
Quả bé dẹt, có 3 cạnh có cánh dài 3mm.
Ra hoa vào tháng 7 – 9; Quả ra vào tháng 9 – 10.
Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang ở chỗ ẩm mát khắp nơi.
Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Có alcaloid ecliptin, nicotine, a-terthienylinethenol, a-formyl a-terthienyl; còn có tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten, cumarin lacton.
Xem thêm Cây Diếp Cá: https://healthymart.vn/cam-nang-suc-khoe/cay-diep-ca-tim-hieu-nhung-cong-dung-cua-no-item188.html
Ngoài ra còn có thể dùng để sát trung trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc.
Dùng tươi hay giã lấy nước uống, hoặc sao cháy đen với liều 15-30g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá. Trong trường hợp sát trùng cũng dùng sắc uống hoặc giã tươi lấy nước uống, bã đắp.
Có thể dùng tươi xoa tay chữa rát do vôi, chữa nấm ngoài da và nhuộm tóc có màu tím đen.
Thổ huyết và chảy máu cam: dùng Cỏ Mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
Tiêu ra máu: Cỏ Mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).
Tiểu ra máu: Cỏ Mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo Cỏ Mực (100 g) với 3 lát gừng.
Trĩ ra máu: một nắm Cỏ Mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).
Chảy máu dạ dày - hành tá tràng: Cỏ Mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm Cỏ Mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Rong kinh: nếu nhẹ, lấy Cỏ Mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc Cỏ Mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Trẻ tưa lưỡi: Cỏ Mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày, thì dùng Cỏ Mực 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.
Bị loét ống tiêu hóa chảy máu, dùng Cỏ Mực 30g, cỏ bấc 30g đun sôi uống.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ Mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 - 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
Hoặc: Cỏ Mực 1 - 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 - 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.
Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ Mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc Cỏ Mực để uống ngày 30g.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: Cỏ Mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Với những tác dụng như trên, cây Cỏ Mực luôn dân gian xem trọng. Tuy nhiên do vấn đề đô thị hóa ngày nay đã xâm lấn những vùng sống của nó đã làm mai một loài cây quí hiếm này.
(Tổng hợp của Healthy Mart)
Tư vấn sản phẩm: 0915829939
Điện thoại đặt hàng: 0915829939
Zalo HealthyMart: 0915829939
Email: sales@healthymart.vn
Website: https://healthymart.vn
Bài viết khác
Mời bạn cùng thảo luận