Cẩm nang sức khỏe

Cao huyết áp – những điều cần biết

Hiện nay có khoảng 12 triệu người Việt Nam đang có chứng cao huyết áp và nhiều hơn con số này có nguy cơ cao huyết áp. Nó được xem là “kẻ giết người thầm lạng” vì toàn bộ tiến triển của nó thường diễn ra 1 cách âm thầm.

Hiện nay có khoảng 12 triệu người Việt Nam đang có chứng cao huyết áp và nhiều hơn con số này có nguy cơ cao huyết áp. Nó được  xem là “kẻ giết người thầm lạng” vì toàn bộ tiến triển của nó thường diễn ra 1 cách âm thầm.

Hãy cùng Healthy Mart tìm hiểu về Cao huyết áp.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là chứng mãn tính khi áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch quan trong như tai miến, suy tim, mạch vành, nhồi máu cơ tim…

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành,, nhồi máu cơ tim,...

Một số loại cao huyết áp phổ biến

Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;

Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;

Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;

Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Khi bị cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép lên các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

>>Viên uống Hạ Áp Khang có thể giúp ổn định huyết áp: https://healthymart.vn/san-pham/vien-uong-ha-ap-khang-ho-tro-ha-huyen-ap-an-toan.html

Huyết áp bao nhiêu được xem là cao?

Để xác định huyết áp thông thường thông qua phương pháp đo là đó bằng máy tự động hay đo bằng ống nghe(thủy ngân). Hai chỉ số dùng để chỉ huyết áp là Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.

Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Theo hiệp hội Tim mạch Châu Âu(ESC) thì các chỉ số tâm thu và tâm trương như bên dưới để xác định huyết áp bình thường hay cao.

Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;

Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;

Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;

Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;

Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Các cấp độ cao huyết áp

Các triệu chứng của Cao huyết áp

Cao huyết áp được xem là “sát thủ thầm lặng” vì các triệu chứng của nó khá mờ nhạt. Trên thực tế, mặc dù một số người đã bị cao huyết áp khá trầm trọng nhưng không có những dấu hiệu rõ ràng khiến họ luôn chủ quan. Một số triệu chứng nhỏ có thể thấy ở người bị cao huyến áp là đau đầu, khó thở, hoặc có khi là chảy máu cam.

 

thường xuyên kiểm tra huyết áp

Chính vì những biểu hiện không rõ ràng như thế nên một số người thường hay chủ quan, đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn.

Nguyên nhân gây cao huyết áp

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5-10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939