Chiết xuất keo ong: 500mg
Chiết xuất lá Thường Xuân: 500mg
Chiết xuất Cúc Tím: 250mg
5200mg cao lỏng dược liệu tương đương với:
Xuyên khung: 6000mg
Kim ngân: 5500mg
Độc hoạt: 5000mg
Kinh giới : 5000mg
Cát cánh: 4800mg
Hạnh nhân: 4500mg
Mã sản phẩm sirohabee-goi
Danh mục * TP. Bảo vệ sức khỏe / * Tai - Mũi - Họng
Thương hiệu Tín Phúc
Tình trạng Còn hàng
SIRO HABEE có chức năng hỗ trợ hạn chế ho nhiều, giúp giảm đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm các biểu hiện như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi do cảm lạnh.
Chiết xuất keo ong: 500mg
Chiết xuất lá Thường Xuân: 500mg
Chiết xuất Cúc Tím: 250mg
5200mg cao lỏng dược liệu tương đương với:
Xuyên khung: 6000mg
Kim ngân: 5500mg
Độc hoạt: 5000mg
Kinh giới : 5000mg
Cát cánh: 4800mg
Hạnh nhân: 4500mg
Bạch linh: 4500mg
Phòng phong: 4200mg
Khương hoạt: 4100mg
Trần bì: 3400mg
Bạc hà diệp: 3200mg
Sài hồ bắc: 3100mg
Mật ong: 2500mg
Sinh khương: 2200mg
Cam thảo: 2000mg
Phụ liệu: đường kính trắng, sorbitol, natri benzoate, kali sorbat, EDTA, hương hoa quả tổng hơp,, nước tinh khiết vừa đủ 100ml
Người bị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết
Người bị cảm lạnh với các biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Uống 5ml/lần, ngày 2 lần hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Uống 5ml/lần, ngày 2-3 lần
Trẻ em 1-7 tuổi: uống 10ml/lần, ngày 2/lần
Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn: Uống 10ml/lần , ngày 3 lần
Có thể dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú
Nơi khô ráo, dưới 30 độ C
Tránh nắng mặt trời trực tiếp
QUI CÁCH
50 gói x 5ML
Chai 100ML
Cây Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix thuộc họ Araliaceae. Ngoài ra, cây này còn có một số tên gọi khác như: cây Vạn niên, Dây Nguyệt Quế, Dây lá Nho, Dây lvy, cây Trường Xuân. Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược trị ho cho trẻ em rất tốt. Cao lá Thường xuân là dịch chiết từ lá cây Thường xuân.
Cao lá Thường xuân có khả năng điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính có kèm triệu chứng ho. Trong lá Thường Xuân cũng có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
Cúc tím (Echinacea purpurea) là thảo mộc thuộc họ Cúc được trồng nhiều trên thế giới có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ hơn 400 năm trước, loài cây này đã được sử dụng để làm thuốc, điều trị bệnh nhiễm trùng và chữa lành vết thương.
Ngày nay, cúc tím được ứng dụng trong y học với tác dụng vượt trội. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loài hoa này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống oxy hóa…
Về thành phần hóa học của cây cúc tím, ở rễ tập trung tinh dầu, phần thân trên mặt đất chứa nhiều flavonoid, inulin, vitamin C…
Trong đó, rễ cúc tím giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống viêm, chống nhiễm trùng và virus, nhờ đó hồi phục bệnh nhanh hơn.
Chiết xuất cúc tím giúp tăng đề kháng thông qua việc kích thích sản xuất các cytokines. Cytokine là các protein nhỏ đóng vai trò là sứ giả của tế bào để giúp định hướng phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Cây xuyên khung là một loại thuốc mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ Đông Á, bây giờ chúng được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal.
Thân cây xuyên khung cao khoảng 40-70cm, mọc thẳng, rỗng, hình trụ, thân rễ được dùng làm thuốc. Đường viền của lá có hình tam giác thuôn dài, chiều dài lá 12-15cm, phiến rạch sâu, mọc so le. Hoa mọc thành cụm tán kép, mỗi tán 10-24 hoa. Hoa cây xuyên khung nhỏ màu trắng. Quả thuôn hình trứng.
Xuyên khung ưa đất tốt, có pha cát, nhiều mùn. Cắt mắt ở thân cây ra để trồng cây, mỗi bên mắt để chừng 1cm. Tốt nhất nên trồng cây vào cuối xuân, nếu trồng muộn quá cây chưa kịp tốt và khỏe trước mùa đông tới. Cây xuyên khung trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch được.
Cây xuyên khung có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở phần dưới của cơ thể, lưu thông máu, giảm đau. Nó là dược liệu chính để điều trị các bệnh phụ khoa và được sử dụng rộng rãi cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, vô kinh và đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất của cây xuyên khung có thể tác dụng lên não. Xuyên khung được coi là loại thuốc hàng đầu để điều trị các loại đau đầu như do gió lạnh hoặc gió nóng, phong hàn ẩm thấp, huyết ứ, thiếu máu. Cây xuyên khung có tác dụng đáng chú ý đối với chứng đau khớp do thấp khớp và liệt nửa người vì đột quỵ.
Trần Bì là tên gọi của một loại cây trong y học truyền thống, và tên khoa học của cây này là Citrus reticulata Blanco. Nó thuộc họ Cam (Rutaceae) và là một loại cây có trái quả thuộc họ Cam. Trần Bì có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nó đã được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á khác.
Trái của cây Trần Bì có hình cầu hoặc hình bầu dục nhỏ, có vỏ mỏng và màu cam hoặc vàng cam. Thịt bên trong trái có màu cam sáng, có vị ngọt và thường được ăn tươi hoặc được sử dụng trong nhiều món ăn và đồ uống.
Để sản xuất Cao Trần Bì, vỏ ngoài của trái Trần Bì được thu hái và sau đó được tẩy sạch và chế biến thành dạng cao. Cao Trần Bì thường có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, có mùi thơm đặc trưng của trái cam.
Cao Trần Bì được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị một số vấn đề sức khỏe. Nó được cho là có tính hương vị chua, mát và có tác dụng làm giảm chứng khó tiêu, đau bụng, trị cảm cúm, giảm chứng buồn nôn và nôn mửa, và hỗ trợ trong việc điều chỉnh chức năng tiêu hóa.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Kết quả đạt được tuỳ theo cơ địa của mỗi người
Mời bạn cùng thảo luận