Cẩm nang sức khỏe

NÓI KHÔNG VỚI RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM DỊP LỄ TẾT

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có nguy cơ xảy ra cao những ngày Tết do chế độ ăn uống bị đảo lộn. Các cha mẹ nên đặc biệt lưu tâm chăm sóc trẻ đúng cách để chúng có một cái Tết thật vui khỏe.

Trẻ nhỏ ăn uống không đúng bữa, trẻ lớn ăn uống mất kiểm soát. Bánh kẹo, mức tết hay các món ăn lạp xưởng bánh chưng, bánh tét chính là những thủ phạm gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ dịp Tết. Điều này đã cản trở không ít những cuộc vui chơi của bé và gia đình. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này xảy ra, chăm sóc trẻ như thế nào cho tốt khi trẻ mắc phải? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vì sao rối loạn tiêu hóa ở trẻ dễ xảy ra vào dịp Tết?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra vào dịp Tết vì các lý do sau:

· Sử dụng thức ăn nhiều đường béo

Tết đến xuân về, mọi nhà đều đầy ắp bánh kẹo, mứt tết, bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng,…Đây là những loại thức ăn hứa hàm lượng đường, đạm, béo rất cao. Trong khi đó, bọn trẻ lại mê mẩn những loại thức ăn này. Chúng ăn một cách mất kiểm soát gây khó tiêu, đây bụng và sự khó chịu cho đường ruột.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngày Tết

Bánh kẹo mức ngày Tết là thủ phảm khiến trẻ bị khó tiêu, chán ăn

· Thức ăn tái sử dụng nhiều lần

Những ngày Tết nhà nào cũng dự trữ thức ăn để dùng cho nhiều ngày. Thức ăn nấu đi nấu lại nhiều lần sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn và hóa chất xâm nhập vào đường ruột của trẻ. Ngoài ra, những thực phẩm chế biến sẵn thường sử dụng chất bảo quản không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ.

· Ăn uống không đúng giờ

Dịp Tết cũng là dịp các bé mải chơi quên ăn, cha mẹ bận rộn nên giờ giấc ăn uống của bé bị thay đổi. Sự thay đổi giờ giấc  ăn uống đột ngột này góp phần gây ra tình trạng rối loạn tiêu ở trẻ mỗi dịp Tết đến.

· Uống ít nước, ăn ít rau xanh

Vì mãi chơi mà cơ thể bé không được cung cấp lượng nước cần thiết. Bữa ăn thiếu rau xanh khiến cơ thể thiếu chất xơ, nhu động ruột hoạt động kém khiến cho bé dễ bị táo bón, đầy bụng, khó tiêu.

Một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ được biểu hiện khá đa dạng, phổ biến là:

Đau bụng: Đau không liên tục, ở mức độ nhẹ đến trung bình. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, bỏ ăn.

Chán ăn: Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Bữa ăn  kéo dài  so với bình thường.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chán ăn cũng là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Đầy bụng: Bé không thấy đói, cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn ít.

– Chướng bụng: Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang.

– Buồn nôn và nôn ói: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Nếu trẻ ói ra máu, dịch xanh hay dịch vàng, cần đưa trẻ đi khám vì đó có thể là dấu hiệu các bệnh lý nặng như viêm ruột thừa, tắc ruột, xuất huyết dạ dày, viêm tụy cấp.

- Táo bón: Trẻ đi ngoài phân sống, phân khô cứng, rặn mót, khó khăn khi đi đại tiện, tần suất đi ngoài ít hơn so với bình thường.

Tiêu chảy: Trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp thường hết sau 5 – 7 ngày. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và tử vong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y tế.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngày Tết

Tiêu chảy là biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa có liên quan đến thức ăn

Cách chăm sóc và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Để nói không với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ dịp Tết sắp tới, các bậc phụ huynh cần:

– Cố gắng duy trì chế độ ăn của trẻ gần với ngày thường nhằm tránh tình trạng hệ tiêu hóa bị kích thích bởi sự thay đổi đột ngột đồng hồ sinh học khiến chúng không kịp thích nghi.

– Nên dự trữ rau xanh và các loại củ quả trái cây để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.  

– Thức ăn nên chế biến đơn giản nhưng phải đảm bảo vệ sinh, không nên sử dụng nhiều gia vị. Cố gắng nấu thức ăn mới mỗi ngày cho trẻ, hạn chế thức ăn hâm đi hâm lại không tốt cho đường ruột của trẻ.

– Cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ. Tránh để trẻ lạm dụng các thực phẩm ngày Tết. Đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo.

- Nên tăng cường trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản tươi thay vì chỉ sử dụng thịt, chả, giò  để chế biến.

- Nhắc trẻ uống nhiều nước, hạn chế nước ngọt, nên thay thế bằng nước trái cây.

- Đối với trẻ còn đang bú mẹ nên duy trì tối đa nguồn sữa mẹ để giúp trẻ có sức đề kháng tốt nhất.

Trẻ con nào cũng thích Tết, Tết là những ngày vui chơi vui vẻ. Vậy nên đừng để chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ làm cản trở mọi cuộc vui và ảnh hưởng tâm lý bọn chúng. Các bậc phụ huynh hãy cùng Healthy Mart chung tay bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay để vui trọn vẹn với cái Tết cổ truyền dân tộc nhé!

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngày Tết

Cốm vi sinh NutriBaby hỗ trợ trẻ ăn ngon. Sản phẩm bổ sung L- lysine, kẽm, FOS và các vitamin nhóm B giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nhờ đó phòng chống và cải thiện được các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Sản phẩm của Công ty TNHH Thảo dược Vạn Khang đã được Bộ Y tế kiể duyệt chất lượng và cấp phép lưu hành.


 

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939