TOP 9 LOẠI NƯỚC HOA DÀNH CHO NỮ MÀ BẠN NÊN BIẾT
Nước hoa là một loại không nên xài vì xài sẽ nghiện, đặc biệt là đối với nữ. Trong bài viết này, Healthy Mart sẽ giới thiệu Top 9 loại nước hoa dành cho nữ.
-10%1,300,0001,170,000đ
-10%1,650,0001,485,000đ
-10%3,250,0002,925,000đ
-10%3,450,0003,105,000đ
-10%3,570,0003,213,000đ
Đinh lăng vốn là dược liệu thiên nhiên dễ tìm, tại Việt Nam, đinh lăng đã có từ lâu và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, trong đình chùa, trạm xá, bệnh viện. . . để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị.
Cây Đinh Lăng còn có tên gọi khác là Gỏi Cá, Nam Dương Sâm…là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh Lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polyneedi ở Thái Bình Dương, cây được trồng ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào... Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất, thậm chí với 1 lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được, theo kiểu cây cảnh bonsai.
Đinh Lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m. Cây có lá kép mọc so le, lá kép 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa, hoa và quả có màu trắng xám tập trung thành chum ở đầu cành. Quả dẹt dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “ thuốc bắc” . Lá non có thể ăn sống. Cụm hoa hình chuỳ ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhat.
Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt), đem rửa sạch phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, đêm rễ tẩm nước gừng tươi 5% sao qua, rồi tẩm 5% mật ong hoặc mật mía. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Rễ đinh lăng cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con.
Cây đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông gọi là “ nhân sâm cho người nghèo” . Vì lá đinh lăng được nhân dân phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ nằm để đề phòng kinh giật, sắc cho phụ nữ sau sinh uống để cơ thể khỏe mạnh nhiều sữa, lá non có thể dùng làm rau ăn sống. Rễ đinh lăng rửa sach, tán nhỏ, ngâm rượu để bồi bổ cơ thể khí huyết, tăng lực.
Thành phần hóa học của đinh lăng: có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionine.
Đinh lăng là loại cây khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm cây cảnh mà còn làm rau sống và là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.
- Hoạt huyết dưỡng não: Dưới tác dụng của Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
- Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt
- Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. Người già bị bệnh run tay, run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.
- Cây đinh lăng cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, nên thường được dùng trong đông y để chữa bệnh dị ứng, nổi mẩn, nóng trong người.
- Chữa ắc tia sữa.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng: Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Bài viết khác
Mời bạn cùng thảo luận