Cẩm nang sức khỏe

Cơ Chế Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Quan Tâm

Cơ chế bệnh tiểu đường những điều cần biết thì tại thời điểm hiện tại, có 8 cơ chế bệnh tiểu đường mà ta cần biết bởi vì Bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như biến chứng thần kinh, mạch máu, mắt, thận….Dưới đây là chi tiết các cơ chế bệnh tiểu đường:

Cơ Chế Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Quan Tâm

Cơ chế thứ nhất: Giảm tiết insulin

Insulin là một hormon do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Khi Giảm tiết insulin thì làm tăng đường huyết cũng gây ra bệnh tiểu đường.

Cơ chế thứ hai: Tăng tiết glucagon

Glucagon là hormon bình thường được bài tiết bởi tụy khi nồng độ glucose máu giảm. Glucagon kích thích phân hủy glycogen ở gan và nhờ đó làm tăng nồng độ glucose máu. Khi Tăng tiết glucagon dễ gây ra bệnh tiểu đường

Cơ chế thứ ba: Tăng sản xuất insulin ở gan

Hormon Insulin đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và biện pháp điều trị. Hormon Insulin là gì? Insulin là một hormon do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Insulin có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalton và được cấu trúc bởi hai chuỗi polypeptid: A và B. Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Hiệu quả này do tác dụng của insulin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể.

Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột)

  • Insulin làm tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ. Sau bữa ăn, lượng glucose máu (đường máu) tăng cao sẽ kích thích tiết insulin, dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động, glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
  • Nếu glucose máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Khi thiếu insulin, tế bào không có đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng, quá trình chuyển hóa trong tế bào đi theo con đường chuyển hóa lactic, có thể gây toan máu.
  • Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm, sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
  • Insulin giúp chuyển glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ.
  • Ngoài ra, insulin còn ức chế quá trình tân tạo đường trong cơ thể (tân tạo đường là quá trình sử dụng acid amin trong cơ thể để tạo thành glucose).

Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa lipid (chất béo)

  • Insulin làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ.

  • Khi thiếu insulin, sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu (tăng mỡ máu). Nồng độ lipid (chất béo) trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa protein (chất đạm)

Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Nếu thiếu Insulin, sự phân giải protein tăng, làm giảm protein ở các mô, cơ thể gầy sút. Đó là lý do tại sao bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh.

Cơ Chế Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Quan Tâm

Xem thêm: Biến Chứng Mạch Máu Nhỏ Của Bệnh Tiểu Đường

Cơ chế thứ tư: Tăng ly giải mô mỡ

Khi tăng ly giải mô mỡ sẽ tăng phân hủy triglyceride thành axit béo tự do, cũng như giải phóng nhiều hormon hơn. Những điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng của insulin, từ đó gây nên bệnh tiểu đường.

Cơ chế thứ năm: Giảm hiệu ứng incretin

Incretin là những hormon dạng peptide, chúng được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi thức ăn tác động lên niêm mạc ruột. Quá trình tiêu hóa thức ăn kích thích sự bài tiết một số hormon peptid incretin từ ruột non, các chất này có thể làm tăng bài tiết insulin. Khi Giảm hiệu ứng incretin sẽ dễ gây bệnh tiểu đường.

Cơ chế thứ sáu: Tăng hấp thu đường glucose ở thận

Sự xuất hiện một nồng độ cao bất thường của glucose trong nước tiểu. Glucose là một loại nguyên liệu cơ thể cần và sử dụng để tạo năng lượng và là nguồn năng lượng quan trọng nhất trong quá trình hô hấp tế bào. Cơ thể chuyển đổi các carbohydrate do thức ăn cung cấp (nguồn glucose ngoại sinh) hoặc chuyển đổi glycogen dự trữ ở gan (nguồn glucose nội sinh) thành glucose sau đó tạo thành năng lượng. nồng độ glucose cao làm xuất hiện glucose niệu là bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết duy trì ở mức cao trong một thời gian dài có thể tác động xấu đến thận.

Cơ Chế Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Quan Tâm

Cơ chế thứ bảy: Giảm thu nhận glucose ở cơ

Khi có rối loạn dung nạp glucose . Nồng độ glucose huyết tương cao sau khi ăn hơn, đặc biệt sau bữa ăn có nhiều lượng carbonhydrate. Nồng độ glucose cũng có thể trở lại bình thường kéo dài hơn, một phần vì tăng tích lũy mỡ tạng và bụng và giảm khối lượng cơ. Và đây cũng là nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

Xem ngay sản phẩm: An Đường Khang – Giúp hạ đường huyết An Toàn

Cơ chế thứ tám: Tăng đường do rối loạn dẫn truyền thần kinh

Với các bệnh lý thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể như thần kinh ở tay, chân, thần kinh sọ não) và bệnh lý thần kinh tự chủ (là thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu) với các triệu chứng về thần kinh rối loạn cũng làm tăng đường và cũng là cơ chế gây ra bệnh tiểu đường.

Cơ Chế Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Quan Tâm

Tư vấn sản phẩm: 0915829939

Điện thoại đặt hàng: 0915829939

Zalo HealthyMart: 0915829939

Email: sales@healthymart.vn

Website: https://healthymart.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/healthymartvietnam

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939