Cẩm nang sức khỏe

Bệnh tiêu hóa ở trẻ em - Hiểu để phòng bệnh đúng cách

Bệnh tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa ở lứa tuổi này chưa hoàn thiện và do sức đề kháng yếu. Hiểu rõ các bệnh về đường tiêu hóa để chủ động phòng tránh, giúp bé luôn khỏe mạnh, chóng lớn

 

Trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi thường có sức đề kháng yếu. Cùng với đó là hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc các bệnh do virus, vi trùng gây nên. Một khi hệ tiêu hóa có vấn đề sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển và nguy hiểm hơn là gây nên một số bệnh cấp tính đe dọa đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Trang bị cho mình các kiến thức và cách phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em là điều các ông bố bà mẹ nên làm. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, thực phẩm bẩn và môi trường ô nhiễm đang bùng phát như hiện nay.

Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em gồm:

- Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Bệnh khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, biếng ăn, chán ăn. Và hệ quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển thể chất, hệ miễn dịch suy yếu.  Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ có cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

- Táo bón

Táo bón thường xảy ra ở trẻ ăn uống không đúng cách, thiếu chất xơ, uống ít nước, rối loạn chức năng co bóp đại tràng hoặc do thói quen nhịn tiêu khi mót. Bệnh rất phổ biến ở trẻ em khiến trẻ đi ngoài khó hơn, đau rát, quặn bụng khi đi.

Táo bón, tiêu chảy, kiết lị, đau bụng khi đi tiêu là những biểu hiện của bệnh tiêu hóa

-  Kiết lị

Bệnh do ký sinh trùng amibe và trực khuẩn shigella gây ra. Triệu chứng của bệnh là đi tiêu ra ít phân có kèm máu và chất nhầy. Trẻ mắc bệnh kiết lị thường có sốt, đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi cầu, Bệnh nặng hơn sẽ làm trẻ lả dần, vật vã, hôn mê rồi tử vong. Ngoài ra, ký sinh trùng còn có thể xâm nhập vào gan gây áp-xe gan. Đây là bệnh tiêu hóa nguy hiểm có thể gây tử vong trong vòng 24h nếu không được can thiệp kịp thời.

- Tiêu chảy

Trường hợp trẻ đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ngày kèm đau bụng, buồn nôn chính là trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh,…Bệnh tiêu chảy nếu không điều trị kịp thời dễ gây mất nước, nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tử vong.

- Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là bệnh thường găp ở trẻ nhỏ do vị trí của dạ dày chưa ổn định. Dấu hiệu của bệnh là tình trạng nôn ói khi ăn uống. Bệnh có xu hướng giảm dần khi lớn lên nhưng cũng có thể gây ra một số biến chứng nếu không được phòng bệnh đúng cách như viêm loét thực quản, tổn thương tiền ung thư, nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản.

Ngoài các bệnh kể trên, hệ tiêu hóa ở trẻ còn gặp một số bệnh khác như tả, thương hàn, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, sa trực tràng,…

Phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em đúng cách

Ngoài các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine như tiêu chảy, tả, thương hàn thì tốt nhất các cha mẹ nên có biện pháp phòng bệnh đúng đắn theo hai 2 cơ chế: ăn uống sạch sẽ, đủ chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cụ thể là:

Đưa vào cơ  thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng giúp phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em

  • Ăn uống hợp vệ sinh, tạo thói quen ăn chín uống sôi. Thực phẩm, rau củ trái cây đảm bảo rửa sạch sẽ.
  • Giữ cơ thể, tay chân miệng sạch sẽ trước khi ăn uống, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần dưới vòi nước chảy, đặc biệt là sau và trước khi ăn, đi vệ sinh và vui chơi.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn hè phố không đảm bảo vệ sinh 
  • Dụng cụ ăn uống đảm bảo vô trùng sạch sẽ, không nên dùng chung.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, vitamin, cho trẻ uống nhiều nước.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Không nên tự ý mua kháng sinh về dùng, nguy cơ tác dụng phụ và không hết bệnh.

Một số sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Ngoài những biện pháp phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em trên, các mẹ cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ trợ giúp tăng cường sức đề kháng, ổn định hệ tiêu hóa, thúc đẩy khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

- Tuệ Đức Kids

Tuệ Đức Kids có chiết xuất từ 100% từ thảo dược Việt Nam gồm Mạch nha, cao Khổ sâm, cao Hoài sơn, cao Bồ công anh, cao Dạ cẩm.... Sản phẩm được đặc chế dành riêng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên có biểu hiện táo bón, đầy bụng, khó tiêu, loạn khuẩn đường tiêu hóa, kén ăn, biếng ăn, hấp thu kém. Tuệ Đức Kids có tác dụng hỗ trợ hòa vị, tiêu độc, tiêu thực, kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu; Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn.

>>>Đặt mua Tuệ Đức Kids tại đây

- Siro Appetito Bimbi

Sản phẩm dang siro xuất xứ từ Italia có thành phần chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như Dịch chiết Phấn hoa, Dịch chiết mầm Lúa mì, Dịch chiết rễ Long đởm vàng,…có tác dụng hỗ trợ chức năng đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể; Kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ.

>>> Đặt mua Siro Appetito Bimbi tại đây

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, chóng lớn và tránh được nhiều bệnh tật là mong ước của tất cả các bậc phụ huynh. Chính vì lẽ đó mà việc bảo vệ và phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em là điều rất cần thiết trong môi trường thực phẩm bẩn và ô nhiễm trầm trọng như hiện nay.

 

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939