Cẩm nang sức khỏe

Vì con em mình, hãy chiến đấu một cách hiểu biết nhất về bệnh tay chân miệng!

Hiện nay, trên các kênh truyền thông liên tục cập nhật tin tức và nhiều trường hợp thương tâm về bệnh tay chân miệng ở trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, người lớn chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức nền và bảo vệ con em đúng cách khỏi dịch bệnh tay chân miệng đang hoành hành.

Bệnh tay chân miệng đặc biệt nguy hiểm với trẻ, tuy nhiên chỉ vài năm trở lại đây căn bệnh này mới thật sự đáng sợ vì tốc độ lây lan nhanh chóng và hậu quả dẫn đến quá nhiều trẻ tử vong đã khiến các gia đình có con nhỏ luôn sống trong lo sợ. Đặc biệt, ngay tại thời điểm đầu thu 2018 này, dịch bệnh tay chân miệng đang làm mưa làm gió, luôn rình rập con em chúng ta. Số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng chóng mặt khiến các bệnh viện nhi quá tải, phụ huynh vì lo sợ mà không dám cho con em mình đến trường.

bệnh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng là bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua việc tiếp xúc thông thường. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thực tế cho thấy những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh. Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc với một người từng bị bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa. Và khi nhiễm bệnh thời gian đủ dài, các biến chứng bắt đầu xuất hiện mà không được điều trị đúng, con bạn có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

*Cập nhật tình hình quá tải vì bệnh tay chân miệng ở Bệnh Viện Nhi Đồng 2 vừa qua:

Bệnh viện Nhi Đồng 2 hiện có hơn 100 bệnh nhi đang điều trị tay chân miệng và không may đã có 2 bé tử vong khiến nhiều cha mẹ càng thêm lo lắng. Do phòng bệnh quá tải, hàng trăm người lớn và trẻ em phải trải chiếu, mắc võng nằm la liệt ngoài hành lang.

bệnh tay chân miệng

“Thời điểm đồng hồ bước sang 0h, chúng tôi có mặt tại BV Nhi Đồng 2 và chứng kiến cảnh tượng quá tải còn khủng khiếp hơn những gì hình ảnh trên mạng thể hiện. Người thân bệnh nhi mang giường xếp, ghế xếp, võng xếp, chiếu,... đặt la liệt từ trong phòng bệnh ra đến hành lang tại hầu hết các Khoa của bệnh viện để chợp mắt qua đêm. Tuy nhiên, như đã thông tin về tính xác thực thì bức ảnh trên được chụp tại dãy hành lang của khoa Nội Tổng Hợp của BV Nhi Đồng 2 chứ không phải Khoa Nhiễm nơi đang điều trị các bé bị bệnh tay chân miệng. Thực tế theo ghi nhận, Khoa Nhiễm cũng hiện đang điều trị cho cả trăm bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng. Còn theo bác sĩ Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm, hiện nơi đây đang có hơn 100 bệnh nhi bị tay chân miệng đang điều trị và có 2 trường hợp đã tử vong.” - Theo Tứ Quý/ docbao.vn

Chỉ vài câu chữ, vài hình ảnh chưa thể nào diễn tả hết những mối nguy hại mà dịch bệnh tay chân miệng gây nên. Tuy nhiên, đây sẽ là “nhát dao” cảnh tỉnh bậc phụ huynh cần quan tâm và có biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ con em mình.

*Cần nắm bắt rõ triệu chứng của bệnh tay chân miệng

bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3 - 5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:

 - Sốt cao - thường khoảng 38-39°C

- Chán ăn

- Ho

- Đau bụng

- Đau họng.

Đôi khi, bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là khi do chủng enterovirus 71 gây ra. Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12 - 48 giờ.

* Cần phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

bệnh tay chân miệng

Có rất nhiều virus có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng - chứ không chỉ riêng vi rút gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm virus khác bằng:

- Tuổi của người bệnh - bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.

- Mô hình triệu chứng - các triệu chứng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.

- Biểu hiện của các nốt - những nốt này nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt.

Có thể khẳng định (hoặc loại trừ) bệnh tay chân miệng bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

Bình tĩnh, tìm hiểu thông tin, cập nhật tin tức liên tục để bảo vệ con trẻ khỏi bệnh tay chân miệng và đừng khiến nỗi sợ hãi đẩy con bạn đến gần hơn với đại dịch truyền nhiễm này!

Mời bạn cùng thảo luận

Bạn chưa viết câu hỏi của mình hoặc ít hơn 15 ký tự.

Bài viết khác

0915829939